Mâm cúng tất niên gồm những gì?
Vào những ngày cuối cùng của năm, mỗi gia đình Việt Nam lại tất bật chuẩn bị cho mâm cúng tất niên – một phong tục truyền thống mang đậm nét văn hóa và tâm linh của người Việt. Một mâm cúng tất niên được chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ thể hiện lòng thành kính với tổ tiên mà còn là dịp để gia đình sum vầy, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng. Vậy, mâm cúng tất niên thường bao gồm những gì? Cách bày mâm cúng và những lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng như thếnào? Cùng thietbievent.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Không chỉ tại các gia đình, các doanh nghiệp và tổ chức cũng thường thực hiện cúng tất niên vào dịp cuối năm với mong muốn cầu bình an và thuận lợi trong công việc kinh doanh. Mâm cúng tất niên tại các doanh nghiệp thường được chuẩn bị kỹ lưỡng và trang trọng, thể hiện lòng biết ơn với thần linh và mong cầu một năm mới thuận lợi, phát triển.
Lễ cúng tất niên không chỉ là dịp để bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng tổ tiên mà còn là thời khắc để cả gia đình, doanh nghiệp nhìn lại một năm đã qua, tổng kết những thành quả và đặt ra mục tiêu cho năm mới. Đây là truyền thống đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, giúp gắn kết tình cảm gia đình và xây dựng tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp.
THỜI GIAN TỔ CHỨC LỄ CÚNG TẤT NIÊN
Thông thường, lễ cúng tất niên được tổ chức vào những ngày cuối cùng của năm âm lịch, thường từ ngày 23 đến 30 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch). Đây là thời điểm mà mọi người bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng không gian sống và chuẩn bị những mâm cúng trang trọng để bày tỏ lòng thành kính.
Tuy nhiên, không có quy định cứng nhắc về ngày giờ cụ thể cho lễ cúng tất niên. Tùy vào điều kiện và lịch trình của mỗi gia đình, doanh nghiệp hay tổ chức mà có thể chọn ngày và giờ phù hợp nhất để tổ chức nghi lễ này. Điều quan trọng là lễ cúng tất niên phải được thực hiện với lòng thành kính và sự trang trọng.
Lễ cúng tất niên thường được thực hiện vào buổi chiều và tối vì theo quan niệm dân gian, buổi chiều và tối được coi là thời điểm linh thiêng, khi không gian trở nên yên tĩnh, thuận lợi cho việc tổ chức các nghi lễ, đây là lúc mà người Việt tin rằng tổ tiên sẽ về thăm nhà, chứng kiến và bảo hộ cho gia đình.
Thời gian cúng tất niên tại gia đình
Trong các gia đình Việt Nam, lễ cúng tất niên thường được tổ chức vào buổi chiều hoặc tối ngày 25 đến 30 tháng Chạp. Đây là thời điểm mà mọi thành viên trong gia đình có thể quây quần bên nhau, cùng nhau chuẩn bị mâm cúng và thực hiện các nghi lễ cúng bái tổ tiên.
Thời gian cúng tất niên tại doanh nghiệp, tổ chức
Đối với các doanh nghiệp và tổ chức, thời gian cúng tất niên có thể linh hoạt hơn, thường diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp vào ngày làm việc cuối cùng trong năm. Lễ cúng tất niên tại doanh nghiệp thường được kết hợp với tiệc tất niên, là dịp để các thành viên trong công ty cùng nhìn lại một năm đã qua, chia sẻ những thành tựu và định hướng cho năm mới.
Ngày nay dù thời gian và cách thức tổ chức có thể có nhiều thay đổi nhưng tinh thần chính của lễ cúng tất niên – sự đoàn viên, sum họp và tri ân vẫn luôn được giữ gìn và trân trọng. Đây là nét đẹp văn hóa, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và hiện đại, làm phong phú thêm di sản tinh thần của dân tộc Việt Nam.
MÂM CÚNG TẤT NIÊN CÓ Ý NGHĨA GÌ?
Mâm cúng tất niên không chỉ là nghi lễ văn hóa mà còn là dịp để gia đình sum họp, tri ân tổ tiên và cầu mong cho một năm mới đầy may mắn. Đây là nét đẹp tinh thần sâu sắc của văn hóa dân tộc Việt Nam, được tổ chức vào dịp cuối năm âm lịch để kết thúc một năm cũ và chào đón một năm mới với hy vọng và niềm tin.
Ý nghĩa của mâm cúng tất niên:
- Bày tỏ lòng thành kính và biết ơn: mâm cúng tất niên là biểu tượng của lòng thành kính và biết ơn đối với tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở suốt một năm qua.
- Cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng: qua lễ cúng tất niên, mọi người cùng cầu mong cho một năm mới an khang, thịnh vượng, sức khỏe dồi dào và gặp nhiều may mắn.
- Tạo nên không khí đoàn viên, sum họp: lễ cúng tất niên là dịp để các thành viên trong gia đình, cũng như nhân viên trong các doanh nghiệp và tổ chức, quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ những câu chuyện, niềm vui và kỷ niệm trong suốt một năm đã qua. Đây là thời điểm để gắn kết tình cảm, tạo nên không khí ấm áp, đoàn viên và sum họp.
- Gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống: việc tổ chức lễ cúng tất niên cũng là cách để gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đây là nét đẹp văn hóa đã được truyền lại từ đời này sang đời khác, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và hiện đại.
MÂM CÚNG TẤT NIÊN BAO GỒM NHỮNG GÌ?
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và văn hóa phong tục mỗi vùng miền mà mâm cúng tất niên thường có sư biệt giữa mỗi gia đình, doanh nghiệp. Mâm cúng tất niên cúng có thể cúng chay hoặc cúng mặn tùy thuộc vào từng gia đình và quan điểm văn hóa tôn giáo khác nhau. Trong Phật giáo, người ta thường có quan niệm không sát sinh nên việc cúng món chay ngày Tết sẽ giúp gia chủ tích thêm nhiều phúc đức cho gia đình trong năm mới. Tuy nhiên, nhiều gia đình không theo Phật giáo có thể chọn cúng mâm mặn với các món ăn truyền thống
Dưới đây là những vật lễ không thể thiếu trong mâm cúng tất niên cuối năm:
1/ Mâm ngũ quả
Trái cây ngũ quả thường gồm năm loại trái cây khác nhau, đại diện cho ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) và mong muốn cho một năm mới đầy đủ, no ấm. Những loại quả thường được chọn bao gồm: chuối, mãng cầu, đu đủ, xoài, dưa hấu hoặc cam, quýt.
2/ Vật phẩm cúng
Ngoài mâm cơm và hoa quả, mâm cúng tất niên còn có các vật phẩm như:
– Hương, đèn, nến
Hương, đèn và nến là những vật phẩm cần thiết để thắp sáng và thể hiện lòng thành kính trong các nghi lễ cúng bái. Ba cây hương và đèn dầu hoặc nến sẽ được thắp sáng suốt buổi lễ.
– Trà, rượu
Trà và rượu là hai thứ không thể thiếu trong các mâm cúng, thể hiện sự trang trọng và lòng kính trọng đối với tổ tiên và các vị thần linh. Một ấm trà tươi và một chén rượu sẽ được đặt trên mâm cúng.
– Giấy tiền vàng bạc
Giấy tiền vàng bạc là vật phẩm tượng trưng cho tiền tài, phú quý được đốt để gửi đến tổ tiên và các vị thần linh. Trong mâm cúng tất niên, giấy tiền vàng bạc thường được bày biện cẩn thận và sẽ được đốt sau khi hoàn thành nghi lễ.
3/ Mâm cơm cúng
Mâm cơm cúng tất niên thường bao gồm những món ăn truyền thống như xôi, gà luộc, thịt kho, nem rán, canh bóng… Mỗi món đều mang một ý nghĩa sâu sắc, biểu thị sự no đủ, hạnh phúc và may mắn cho gia đình.
Các món ăn chính:
– Bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét là những món bánh truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh tét tượng trưng cho trời, mang ý nghĩa cầu mong một năm mới bình an, sung túc.
– Gà luộc
Gà luộc nguyên con là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng tất niên. Gà thường được chọn loại gà trống, luộc chín và đặt nguyên con lên mâm cúng, tượng trưng cho sự no ấm, hạnh phúc và khởi đầu mới đầy thuận lợi.
– Xôi
Xôi thường được nấu với nhiều loại đậu khác nhau, mang ý nghĩa đoàn kết và đồng lòng. Các loại xôi phổ biến gồm xôi gấc, xôi đậu xanh, và xôi lá cẩm. Màu sắc rực rỡ của xôi không chỉ đẹp mắt mà còn thể hiện ước mong may mắn và hạnh phúc.
– Chè
Chè đậu xanh, chè khoai môn, hay chè trôi nước là những món chè thường thấy trong mâm cúng tất niên. Chè ngọt thể hiện ước mong mọi điều trong năm mới sẽ ngọt ngào và suôn sẻ.
Các món ăn khác:
Ngoài các món ăn chính trên, mâm cúng tất niên còn bao gồm một số món ăn khác như: giò lụa, chả, nem, canh măng, thịt đông,… Tùy vào từng vùng miền và sở thích của gia đình mà các món ăn này có thể thay đổi, nhưng luôn đảm bảo đầy đủ và thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.
Khi cúng tất niên, người miền Nam thường chia làm hai mâm cỗ: một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ trong nhà và một mâm cúng trời, đất ở khoảng sân trước nhà.
Dưới đây là chi tiết thành phần mâm cúng tất niên theo từng vùng miền:
1/ Miền Bắc
Miền Bắc nổi tiếng với sự tinh tế và cầu kỳ trong cách bày biện mâm cúng tất niên. Những món ăn trên mâm cúng của người miền Bắc không chỉ là những món ăn truyền thống mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa sâu sắc. Mâm cúng thường có 4 bát và 4 đĩa, hoặc 6 bát, 6 đĩa, hoặc 8 bát, 8 đĩa tùy theo điều kiện gia đình.
- Móng giò hầm măng lưỡi lợn
- Bát bóng nấu thập cẩm
- Bát miến nấu lòng gà
- Bát mọc
- Xôi hoặc bánh chưng
- Thịt đông
- Thịt gà luộc
- Giò lụa
- Dưa hành muối
2/ Miền Trung
Miền Trung, với đặc trưng của khí hậu khắc nghiệt, nhưng mâm cúng tất niên của họ vẫn vô cùng đa dạng và phong phú. Các món ăn trên mâm cúng của người miền Trung thường mang đậm hương vị đặc trưng, với sự kết hợp giữa vị mặn, ngọt, chua và cay.
- Bánh tét
- Thịt heo ngâm mắm
- Giò lụa
- Thịt gà
- Thịt lợn
- Canh măng khô
- Miến xào
3/ Miền Nam
Mâm cúng tất niên của miền Nam thường phong phú và đa dạng, thể hiện sự phóng khoáng và giàu có của vùng đất này. Các món ăn trên mâm cúng của người miền Nam thường có màu sắc tươi sáng, hương vị đậm đà và phong phú.
- Bánh tét
- Thịt kho hột vịt
- Canh khổ qua
- Canh măng nấu xương
- Gỏi gà xé phay
- Gỏi tôm thịt
- Chả giò
Mâm cúng tất niên chay
Mâm cúng tất niên chay thường được cúng bởi những gia đình theo Phật giáo hoặc có nguyện vọng cầu an lành và phúc đức. Các món cúng chay thường bao gồm:
- Bún xào chay
- Xôi hạt sen.
- Món rau cải thìa xào nấm đông cô
- Gỏi mít non đậu phộng.
- Chả giò chay.
- Miến xào rau củ chay
- Canh nấm đậu phụ
- Canh chua.
VĂN KHẤN CÚNG TẤT NIÊN CHUẨN NHẤT
1/ Cho gia đình
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ……………..
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………….
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………..
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần, 3 lạy)
2/ Cho tổ chức, doanh nghiệp
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát
Tín chủ con tên là… tại
Hôm nay ngày…..tháng chạp năm … âm lịch
Tín chủ con đại diện cho công ty … xin được thành tâm sửa biện hương hoa, chuẩn bị đèn nến, hoa trà dâng lên trước án. Qua năm …, chúng con xin được dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho công việc làm ăn của chúng con luôn được suôn sẻ, phát đạt, mọi sự bình an, may mắn. Một năm qua đi chúng con có gì thiếu sót, trần gian mắt thịt không rõ xin được các vị thần linh lượng thứ bỏ qua cho.
Nay con xin được đọc bài cúng tất niên công ty cuối năm … để thành tâm kính lạy mời các ngài Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân và các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Kính lạy các Ngài nghe thấu tâm can, chứng giám lòng thành, đáp lễ lời mời, thụ hưởng lễ vật và phù hộ độ trì cho toàn công ty chúng con luôn được bình an, toàn gia an lạc, việc làm ăn luôn được suôn sẻ, hanh thông.
Chúng con lễ bạc lòng thành, trước xin kính lễ tạ ơn, sau cúi xin các vị Chư Thần luôn chứng giám, độ trị phù hộ cho toàn công ty chúng con một năm mới an lành, phát lộc.
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
NHỮNG LƯU Ý KHI DÂNG MÂM CÚNG TẤT NIÊN CUỐI NĂM
Khi chuẩn bị và dâng mâm cúng tất niên cuối năm, có một số lưu ý quan trọng cần được tuân theo để thể hiện lòng thành kính và đảm bảo nghi lễ diễn ra suôn sẻ:
- Sự giản dị và chân thành: mâm cúng không cần quá cầu kỳ nhưng phải thể hiện được lòng thành của người cúng.
- Sạch Sẽ và Trang Nghiêm: Bàn thờ cần được lau dọn sạch sẽ, trang hoàng bằng hoa tươi và đèn nến
- Người đàn ông lớn tuổi thực hiện nghi thức: người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thường thắp hương và đọc văn khấn.
- Bày trí mâm cúng: mâm cúng nên được bày trí một cách hài hòa về bố cục và màu sắc, với mâm ngũ quả và hoa tươi thường xuất hiện trên bàn thờ.
- Chọn hoa quả thích hợp: mâm ngũ quả nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín
- Trang phục: Người thực hiện lễ cúng nên mặc trang phục chỉnh tề, sạch sẽ, tránh mặc đồ lòe loẹt, hở hang. Trang phục truyền thống như áo dài cũng là một lựa chọn phù hợp.
- Thái độ: Khi thực hiện lễ cúng, cần giữ thái độ trang nghiêm, thành kính, tập trung vào nghi lễ, tránh nói chuyện, cười đùa hay làm những việc không phù hợp.
- Lời khấn: Khi dâng mâm cúng, cần đọc lời khấn với lòng thành kính, cầu mong cho gia đình bình an, mạnh khỏe, công việc thuận lợi và gặp nhiều may mắn trong năm mới. Lời khấn nên rõ ràng, mạch lạc và thể hiện sự tôn trọng với tổ tiên..
- Thời gian hạ mâm: Sau khi lễ cúng hoàn tất và nhang đã tàn, có thể hạ mâm cúng xuống. Nên chờ nhang cháy hết trước khi hạ mâm để thể hiện sự kính trọng với tổ tiên.
- Vàng mã: Sau khi hoàn tất lễ cúng, vàng mã cần được đốt để gửi đến tổ tiên. Khi đốt vàng mã, nên chú ý an toàn, tránh gây cháy nổ
- Chia lộc: Thực phẩm trên mâm cúng có thể chia lộc cho các thành viên trong gia đình hoặc hàng xóm, bạn bè để chia sẻ may mắn và phúc lộc.
Việc dâng mâm cúng tất niên cuối năm là nghi lễ truyền thống quan trọng, mang nhiều ý nghĩa tâm linh và văn hóa. Bằng cách tuân thủ những lưu ý trên, bạn sẽ đảm bảo nghi lễ được thực hiện đúng cách, trang trọng và trọn vẹn ý nghĩa, mang lại nhiều may mắn và hạnh phúc cho gia đình trong năm mới.
Nếu bạn đang lên kế hoạch tổ chức buổi tiệc tất niên cho tổ chức, doanh nghiệp mình, hãy liên hệ ngay với thietbievent.com theo Hotline(Zalo) – 0964423013 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đội ngũ chuyên nghiệp hơn 7 năm kinh nghiệm, thietbievent.com cam kết mang đến cho bạn những giải pháp tổ chức hoàn hảo nhất, từ khâu lên ý tưởng đến triển khai thực hiện!
XEM THÊM:
THÔNG TIN CÔNG TY
CÔNG TY TNHH F5VISION
456 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline:0964423013
Email: thietbievent2024@gmail.com
https://thietbievent.com/